1. Cây Kim phát tài
Tốc độ sinh trưởng: nhanh, Cây chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình thích hợp làm cây trồng nội thất và cây thủy sinh. Nhân giống dễ dàng bằng tách bụi hoặc giâm lá, mọc khỏe, ưa khí hậu mát ẩm.
2. Thiết mộc lan
Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO. Ngoài ra, thiết mộc lan dùng để trang trí phòng khách cho không gian phòng khách trở nên thông thoáng hơn.
3. Cây Tai Phật
Cây chủ yếu trồng làm kiểng, để bài trí trong phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc…
Lọc chất độc trong không khí cũng như có khả năng đuổi muỗi
Cây có lá hình trái tim nên còn gọi là Môn Lá Tim tên tiếng anh là Chinese Taro. Đây là cây môn kiểng dùng trang trí trong nhà nên chịu bóng mát bán phần, cây gồm nhiều lá vươn dài,lá cây hình tim, nhẵn, bóng, lá non có màu xanh đọt chuối về già lá xanh đậm hơn.
Lọc chất độc trong không khí cũng như có khả năng đuổi muỗi
Cây có lá hình trái tim nên còn gọi là Môn Lá Tim tên tiếng anh là Chinese Taro. Đây là cây môn kiểng dùng trang trí trong nhà nên chịu bóng mát bán phần, cây gồm nhiều lá vươn dài,lá cây hình tim, nhẵn, bóng, lá non có màu xanh đọt chuối về già lá xanh đậm hơn.
4. Cây hoa đá
Cây hoa đá được nhiều hộ dân trồng trong nhà hoặc văn phòng làm việc để lọc chất độc từ đồ nội thất.
5. Cây dương xỉ
Theo nghiên cứu, cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic. Dương xỉ đẹp, tươi tốt và trồng trong mọi môi trường, nhưng cần được chăm sóc thường xuyên.
6. Cây hồng môn, tiểu hồng môn
Cây Tiểu Hồng Môn là cây chịu bóng râm (ánh nắng) bán phần, thích hợp trồng cây trang trí nội thất. Loại cây này nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi. Các loại Hồng Môn nói chung là thích sống theo bụi, nên khi chúng ta thấy nó nhảy ra 1- 2 con mà tách ra là cây mẹ bị suy rất lâu phát triển. Nên muốn tách cây con thì lựa bụi nào có khoảng từ 3 – 5 con thì tách ra 1 con để nuôi riêng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét