Cuộc sống ngày càng vội vã, hối hả, con người thì làm việc theo kiểu chạy đua với thời gian, việc ăn mì tôm cho qua bữa đã trở nên hết sức quen thuộc với mọi người. Mặc dù có nhiều người lo sợ ăn sẽ bị mập, không đủ chất dinh dưỡng hay có hại cho sức khỏe nhưng đã có ai tìm hiểu kỹ càng về việc ăn mì tôm có thực sự có hại hay không chưa?
Với giá trị dinh dưỡng vừa phải – số lượng hợp lí calo và chất béo, cơ thể bạn sẽ không được cung cấp nhiều chất xơ. Mì tôm thích hợp với mọi người, tuy nhiên với người đang thực hiện chế độ ăn ít natri thì nên hạn chế vì hàm lượng natri cao.
Một gói mì tôm thường chứa 190 calo, nhiều người sử dụng nó như một bữa ăn chính, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thực sự của một bữa ăn. Bạn nên thêm rau và thịt để tăng lượng calo cơ thể cần như một bữa ăn “chuẩn”: với 300 – 500 calo với phụ nữ và 400 – 600 calo cho nam giới. Lượng calo đáp ứng từ mì tôm chứa nhiều carbohydrate, khiến cơ thể tăng 33,7% chất béo và 10,7% lượng protein.
Hãy ăn mì tôm đúng cách theo các hướng dẫn dưới đây:
Không ăn quá nhiều mì tôm
Mì tôm thường được chiên qua dầu chứ không sử dụng “chất bảo quản” để bảo quản. Tuy nhiên, trong dầu lại có chất chống lên men thực phẩm (BHT) – loại chất có thể dẫn làm suy giảm chức năng sinh sản, gây bệnh gan và nhiễm sắc thể dị thường.
Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Ăn nhiều mì tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng, ngoài ra còn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường.
Tốt nhất hãy nấu mì ăn chứ đừng ăn "mì úp"
Thực sự ăn "mì úp" vừa nhanh, vừa tiện lợi, ai cũng muốn xe gói mì rồi chế nước cho gọn. Tuy nhiên, việc sơ chế mỳ tôm này thực sự không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Bởi khi ăn mỳ chưa được đun sôi, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt không bị mất đi và trở thành tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vứt bỏ gói gia vị
Ăn mỳ nhiều sẽ tích nhiều dầu mỡ gây béo phì, bệnh tim mạch, ảnh hưởng không tốt đến gan, làm cơ thể bị giữ nước và tăng huyết áp bởi chúng chứa chất chống oxy hóa và hàm lượng cao muối Natri.
Gói gia vị mì ăn nhiều sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến gan, làm cơ thể bị giữ nước và tăng huyết áp bởi chúng chứa chất chống oxy hóa và hàm lượng cao muối Natri.
Và cách đơn giản nhất để bạn hạn chế điều đó là hãy bỏ ngay gói gia vị khi ăn mì tôm.
Thêm các loại rau xanh
Khi nấu mì bạn có thể cho thêm các loại rau xanh như cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ...Như vậy, sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau xanh ra ngoài cơ thể. Việc bạn cho thêm rau xanh vào món mì tôm sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét