Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Tân Hiệp Phát và URC - Ai để lại hậu quả nghiêm trọng hơn sau các vụ bê bối?


Universal Robina Corporation (URC) được thành lập vào năm 1954, là một nhánh kinh doanh của Universal Corn Products - tiền thân là một công ty sản xuất bột ngô tại thành phố Pasig, Philippines, ngày nay được biết đến là một trong những hãng kinh doanh nước giải khát đóng chai và đồ ăn nhanh hàng đầu Đông Nam Á.

tân hiệp phát và urc

Xuất phát điểm chỉ kinh doanh về ngành đồ uống, với các sản phẩm chủ lực là trà xanh C2, nước tăng lực đóng chai Rồng Đỏ, cà phê... URC dần mở rộng và tham gia vào nhiều lĩnh vực trong kinh doanh thực phẩm. Các sản phẩm của URC hiện gồm hàng tiêu dùng, các mặt hàng nhựa, snack, bánh kẹo hiệu Jack n' Jill, các sản phẩm cà chua Hunt, mì ăn liền Payless và mì ăn liền Nissin Cup. Mì ăn liền được sản xuất với sự hợp tác của công ty thực phẩm Nissin Foods, Nhật Bản.

Dù tăng trưởng khá nhanh tại Việt Nam, nhưng URC cũng để xảy ra không ít tai tiếng. Tháng 10/2015, một nhà máy của URC có giá trị 38 triệu USD với mục tiêu mở rộng, nâng công suất bánh snack từ 3.485 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm, công suất nước giải khát từ 160.000 tấn/năm lên 295.000 tấn/năm được phát hiện xây dựng không phép tại Thạch Thất, Hà Nội.

Sau nhiều năm C2 ở vị trí thứ hai, hãng này đang hân hoan chuẩn bị chiếm lấy vị trí số 1 trên thị trường trà xanh đóng chai. Tuy nhiên, chưa kịp soán ngôi thì URC cũng dính vào một vụ bê bối tương tự như Tân Hiệp Phát.
tân hiệp phát và urc

Vào tháng 4/2016, mẫu kiểm nghiệm nguyên liệu tạo vị chua của URC tại Việt Nam do Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đưa ra cho thấy hàm lượng chì vượt mức công bố. Sau đó, ngày 20/5, 3 lô sản phẩm C2 và Rồng Đỏ được sản xuất tại chính nhà máy không phép này bị Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu dừng lưu thông cũng vì liên quan đến hàm lượng chì trong sản phẩm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), con người khi sử dụng nước nhiễm chì vượt phép trong thời gian dài có thể bị nhiễm độc và tử vong.
Đáng chú ý là theo bà Nguyễn Thiên Hương, URC gửi mẫu trên đến 6 trung tâm kiểm định gồm Quartest 1, Quartest 3, ASE, Eurofin, SGS và NIFC thì chỉ có duy nhất kết luận của NIFC là có hàm lượng chì. Tuy nhiên, khi PV làm việc với đại diện NIFC thì cơ quan này lại “đá ” trách nhiệm sang Bộ Y tế. Trong khi đó, dù biết mẫu nguyên liệu có hàm lượng chì vượt mức cho phép nhiều lần (có thể khiến người dùng nhiễm độc và tử vong), nhưng URC vẫn cho phép sản phẩm C2 và Rồng đỏ lưu hành rộng rãi ra thị trường.
Khác với các kết quả xét nghiệm được đưa lên mạng xã hội trước đó cho thấy các mẫu nước C2, Rồng đỏ chứa chì vượt mức (0.087 và 0.085mg/l), kết quả kiểm nghiệm mới nhất lại cho kết quả hàm lượng chì không vượt mức cho phép.

Liên quan đến thông tin công ty TNHH URC Việt Nam "đút lót" 1 tỷ đồng để nhằm thay đổi kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nước uống C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (NIFC), tối 13/5, URC chính thức phát đi thông cáo về vấn đề này.
Dính nghi án "đút lót" 1 tỷ đồng để có được kết quả kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, URC Việt Nam lên tiếng thanh minh
Theo đó, Công ty TNHH URC Việt Nam khẳng định công ty này không hối lộ cán bộ NIFC như thông tin đang được phát tán trên mạng xã hội.

tân hiệp phát và urc

Còn nhớ, trong vụ Tân Hiệp Phát, nguyên nhân nhãn hàng này bị công chúng chỉ trích mạnh mẽ nằm ở thái độ đối đầu với người tiêu dùng. Với URC, đây thực sự là vấn đề về an toàn thực phẩm. Tệ hơn, scandal này xuất hiện đúng vào thời điểm khủng hoảng niềm tin về an toàn thực phẩm tại Việt Nam,
Với khủng hoảng của Tân Hiệp Phát và URC, câu chuyện không chỉ gói gọn trong doanh nghiệp nữa, mà có thể ảnh hưởng tới toàn bộ ngành. Khi cả 2 ông lớn dẫn đầu ngành đều bị người tiêu dùng nghi vấn về chất lượng trong một thời gian dài, nguy cơ giá trị ngành sẽ teo tóp lại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét