Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Tam hạp - Tứ hành xung và những điều bạn cần biết


Thông thường người này hạp tuổi người kia hoặc người này kỵ tuổi này người kia kỵ tuổi kia v.v… dựa trên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi gọi là Tam Hạp và Tứ Hành Xung

tam hạp tứ hành xung



Theo cách hình học thì nếu như đem 12 con giáp này chia đều nhau trên một hình tròn thứ tự như dưới thì tà sẽ có 4 tam giác cân và 3 hình chữ thập:

12 con giáp có thể được chia thành bốn – nhóm ba, trong đó 4 tam giác cân được tượng trưng cho 4 bộ Tam-Hạp: các tuổi cách nhau 4, 8, 12, 16, 20, … tuổi

Các nhóm này được dựa trên sự phỏng đoán rằng ba loài động vật này đều có liên quan, sở hữu những cách suy nghĩ hay tính khí tương đồng, hoặc ít nhất là phong cách tư duy và hiểu biết.

- Nhóm thứ nhất: Tí, Thìn, Thân

Họ có những định hướng, hành động và biểu hiện rất thông minh. Họ có thể bổ sung trong trí tuệ và tương thích với nhau. 

- Nhóm thứ hai: Sửu, Tị, Dậu

Họ là những nhà tư tưởng sâu sắc và luôn có ý thức về việc đạt được mục tiêu của họ. Họ đều bổ sung cho nhau trong trí tuệ và thói quen. 

- Nhóm thứ ba: Dần, Ngọ, Tuất

Họ nghiêng tự do và có ý thức mạnh mẽ của cái tôi cá nhân. Họ có thể hiểu nhau nhưng đôi khi cũng xảy ra tranh luận để bảo vệ quan điểm riêng của mình.

- Nhóm Bốn: Mão, Mùi, Hợi

Họ yêu hòa bình và tin tưởng lẫn nhau khi hợp tác. Họ có thể thông cảm lẫn nhau và thường tạo nên những cặp đôi.

tam hạp tứ hành xung


Người xưa lấy các con vật gần gũi với cuộc sống nhà nông để lập ra 12 con giáp, rồi dựa trên tập quán sinh hoạt của nó để đặt ra địa chi. Trong Tứ hành xung, các con vật khắc nhau, hay ăn thịt nhau thường được cho vào một nhóm. Những người trong cùng Tứ hành xung thường hay có tính cách nổi bật khác nhau, khắc khẩu hay khó cùng sở thích. Và 3 hình chữ thập tượng trưng cho 3 bộ Tứ-Hành-Xung: các tuổi cách nhau 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 …. tuổi

- Nhóm thứ nhất: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Trong bốn con giáp, Dần ứng với hành Mộc; Thân ứng với hành Kim, Hợi ứng với hành Thủy và Tị ứng với hành Hỏa. Theo ngũ hành thì Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi.

- Nhóm thứ hai: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Trong nhóm, Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.

- Nhóm thứ ba: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Mão ứng với hành Mộc, Dậu ứng với hành Kim, Tý ứng với hành Thủy, Ngọ ứng với hành Hỏa. Vậy nên, kết hợp với ngũ hành thì Tý và Ngọ khắc kị, Mão và Dậu chống đối nhau mạnh. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chứ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.

Mỗi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy:

1 – Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh. Còn Mẹo và Dậu cũng vậy. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.
2 – Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.
3 – Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi. Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .

Ngoài ra lưu ý Tứ hành xung lục hại (tuổi khắc):

1 – Mùi – Tý gặp nhau lắm tai họa
2 – Ngọ – Sửu đối sợ không may
3 – Tỵ – Dần tương hội thêm đau đớn
4 – Thân – Hợi xuyên nhau thật đắng cay
5 – Mão – Thìn gặp nhau càng khổ não
6 – Dậu – Tuất nọ trông lắm bi ai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét